Trường TH&THCS R'TEINGhttps://th-thcsrteing-lamha.edu.vn/uploads/banner-lt-1010-x-200-px-1100-x-200-px-6.png
Thứ tư - 28/08/2024 22:22
PHẦN THI CHÀO HỎI HTLT TTĐĐPCHCM 2023
PHẦN THI CHÀO HỎI HTLT TTĐĐPCHCM 2023
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII “Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” đã khẳng định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội.
ĐẢNG BỘ XÃ PHÚ SƠN
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
CHI BỘ TH&THCS R’TEING *
Phần thi hùng biện:
“XÂY DỰNG CƠ QUAN VĂN HÓA TRƯỜNG HỌC TRONG THỜI ĐẠI MỚI”
(LỜI CHÀO)
Kính thưa ban giám khảo, quý vị đại biểu và các đội thi Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII “Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” đã khẳng định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Văn hóa có vai trò rất to lớn đối với sự phát triển bền vững đất nước trong thời kỳ đổi mới, điều này đã một lần nữa được khẳng định trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng: “Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc”. VHNT có tác động đến hầu hết mọi khía cạnh của nhà trường, VHNT quyết định đến việc các thành viên trong nhà trường cùng tập trung vào mục tiêu chung, cam kết và nỗ lực cho mục tiêu đó
VHNT giúp các thành viên xác định và xây dựng cam kết cho mỗi cá nhân và của nhà trường đối với các giá trị cốt lõi. Một nhà trường có nền văn hóa tích cực trong tình hình mớisẽ góp phần quan trọng vào việc cải thiện hiệu quả làm việc, nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường. VHNT tạo động lực làm việc cho các thành viên trong nhà trường; VHNT hỗ trợ điều phối và kiểm soát hành vi của cá nhân, hạn chế tiêu cực và xung đột, giúp nâng cao chất lượng hoạt động của nhà trường. Trước yêu cầu đổi mới trong giáo dục hiện nay, đòi hỏi công tác xây dựng VHNT trong thời đại mới ở các trường học nói chung và trường TH&THCS R’Teing nói riêng cần được quan tâm đúng mức. Kính thưa ban giám khảo, quý vị đại biểu và các đội thi căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường, chi bộ trường TH&THCS R’Teing xin đưa ra các nội dung để xây dựng cơ quan văn hóa trường học trong tình hình mới như sau: Một là, xây dựng bầu không khí dân chủ, lành mạnh trong nhà trường và xây dựng cảnh quan và môi trường sư phạm hiện đại và an toàn trong nhà trường: Xây dựng bầu không khí trong nhà trường bao gồm các hoạt động xây dựng và cải thiện mối quan hệ hợp tác giữa các thành viên trong nhà trường.(ảnh CĐ Chi bộ, ĐTN-CB) Quan tâm xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên trong nhà trường Đảm bảo sự an toàn trong quá trình giảng dạy và học tập tại nhà trường. làm cho nhà trường trở thành môi trường giáo dục tốt, thân thiện, qua đó người dạy, người học gắn bó yêu thương nhau hơn, yêu mến trường hơn, trên cơ sở đó nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi thành viên trong nhà trường trong việc tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu vươn lên. Hai là, xây dựng văn hóa quản lý chuyên nghiệp và chuẩn mực trong nhà trường: Xây dựng văn hóa quản lý trong nhà trường chính là phát triển các nội dung quản lý của người quản lý hay lãnh đạo trong nhà trường.(ảnh sếp chủ trì họp) Nội dung quản lý nhà trường bao gồm các nội dung về xây dựng chiến lược, sứ mạng, tầm nhìn, quản lý hoạt động chuyên môn, quản lý hoạt động truyền thông, quản lý các mối quan hệ bên trong và bên ngoài của nhà trường, quản lý môi trường sư phạm, cảnh quan nhà trường... Đó là những giá trị tích cực trong phong cách, năng lực và hiệu quả quản lý. Nội dung trong xây dựng văn hóa giảng dạy của giáo viên bao gồm phát triển về phẩm chất, đạo đức; năng lực giảng dạy và giáo dục; năng lực nghiên cứu khoa học; khả năng đổi mới và sáng tạo của giáo viên. Để xây dựng văn hóa giảng dạy tích cực giáo viên phải thi đua dạy tốt, có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên, đặc biệt hướng vào đổi mới phương pháp dạy học để phát triển năng lực, phẩm chất cho người học. Để xây dựng văn hóa học tập sáng tạo, tích cực, chủ động, phát huy phẩm chất và năng lực của người học, người giáo viên phải xây dựng các bài giảng phát huy được tính sáng tạo, khả năng hợp tác của người học. Giáo dục cho người học động cơ học tập đúng đắn; học nghiêm túc, có nề nếp và có kỷ luật; học tích cực, chủ động; học nghiên cứu, sáng tạo; học thân thiện, hợp tác. Ba là, xây dựng văn hóa ứng xử lành mạnh và chuẩn mực trong nhà trường: VHNT một phần được đánh giá qua mối quan hệ ứng xử của các thành viên trong nhà trường và môi trường sư phạm của nhà trường. Những mối quan hệ đó tạo nên văn hóa ứng xử trong nhà trường. Xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường là duy trì những yếu tố tích cực trong các mối quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường. Nhà trường là nơi hình thành nhiều mối quan hệ đan chéo như: nhà quản lý - cán bộ và giáo viên, thầy - thầy, thầy - trò, trò - thầy, trò - trò… Để những mối quan hệ đó trở nên tốt đẹp, nhà trường cần phải xây dựng bầu không khí dân chủ: cởi mở, hợp tác, cùng chia sẻ hỗ trợ lẫn nhau. Bốn là, xây dựng các giá trị văn hóa cốt lõi trong của nhà trường, phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở đồng bộ về cơ sở vật chất, trang thiết bị; phù hợp với phong tục tập quán các địa phương: Giá trị là điều mà nhà trường cam kết thực hiện cho các bên có liên quan, các nguyên tắc chỉ đạo hành vi của các thành viên trong nhà trường. Giá trị chính là các nguyên tắc và niềm tin cơ bản và lâu dài, để định hướng làm việc, hành vi, các quan hệ và ra quyết định. Đó là cái mà nhà trường cố gắng theo đuổi, thậm chí ngay cả khi môi trường bên ngoài thay đổi. Xây dựng các giá trị văn hóa trong nhà trường chính là việc xác định hệ thống giá trị văn hóa của nhà trường, xem đâu là giá trị văn hóa đặc trưng, cốt lõi để xây dựng và phát triển trở thành hệ giá trị xuyên suốt của nhà trường. Giá trị cốt lõi của một nhà trường tạo ra bản sắc riêng của nhà trường. Tăng cường đầu tư và huy động các nguồn lực để xây dựng các thiết chế văn hoá, thể thao; ưu tiên nguồn lực đầu tư các thiết chế theo quy hoạch được duyệt; có cơ chế khuyến khích huy động các nguồn lực của doanh nghiệp, cộng đồng xã hội tham gia giữ gìn, tôn tạo và phát huy giá trị của các thiết chế văn hoá, thể thao nhằm phục vụ cho công tác dạy và học. Việc xây dựng VHNT đáp ứng yêu cầu đổi mới ở các nhà trường trong tình hình hiện nay là hướng đến xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, an toàn, chống lại các yếu tố phản văn hóa từ bên ngoài và sự nảy sinh những yếu tố gây hại từ bên trong. Xây dựng VHNT các giá trị văn hóa cốt lõi hướng đến tạo dựng uy tín, tạo lập niềm tin và khẳng định thương hiệu của nhà trường. Phần thi Hùng biện của Đội thi Chi Bộ Trường TH&THCS Rteng đến đây là hết. Chúc quý ban Giám khảo và toàn thể hội thi sức khoẻ, hạnh phúc. Cuối cùng, xin kính chúc Hội thi thành công rực rỡ.
Sáng 10/1, Công đoàn cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác công đoàn năm 2019 và phương hướng nhiệm vụ trọng tâm năm 2020.
Ngày 17/10, tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức Hội nghị phát triển giáo dục và đào tạo vùng Tây Nguyên. Thượng tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ; Giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM Huỳnh Thành Đạt chủ trì Hội nghị.
Từ ngày 24-27/7 tại Gia-các-ta, Thủ đô In-đô-nê-xi-a đã diễn ra Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á do Tổ chức Bộ trưởng giáo dục các nước Đông Nam Á (SEAMEO) tổ chức.